Bên cạnh chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường, quá trình sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp sẽ có khả năng phát sinh lượng cht thi nguy hi. Lượng chất thải này nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và ảnh hưởng sức khỏe con người. 

     Để quản lý chất thải nguy hại hiệu quả, cần chú trọng đến vấn đề thu gom, phân loại và chuyển giao xử lý chất thải nguy hại.

1. Thành phn ca cht thi nguy hi

     Chất thải nguy hại là các loại chất thải có chứa thành phần độc hại, dễ gây cháy nổ, gây ăn mòn hoặc gây lây nhiễm.

    Chất thải nguy hại có thể phát sinh từ các hoạt động kinh doanh và sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ như rác thải điện tử, pin, ắc quy, vỏ đựng thuốc trừ sâu, vỏ đựng thuốc bảo vệ thực vật, bao bì nylon có dính dầu nhớt, hóa chất, nước thải, bùn thải, …

    Việc quản lý chất thải nguy hại, phân định thành phần và tính chất của chất thải được thực hiện theo , danh mục ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT và QCVN 50:2013/BTNMT.

2. Tại sao cần thu gom chất thải nguy hại?

     Chất thải nguy hại cần được thu gom, vận chuyển và xử lý nghiêm ngặt tránh ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của chúng ta.

     Doanh nghiệp khi có phát sinh chất thải nguy hại cần bố trí khu vực lưu giữ tạm thời chất thải; phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại trong các bao bì, túi chứa, thùng đựng hoặc các thiết bị lưu chứa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định.

          Cơ sở, doanh nghiệp phát sinh cht thi nguy hi khối lượng lớn (> 600 kg/năm) hoặc khối lượng CTNH phát sinh dưới 600 kg/năm nhưng CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP) theo quy định tại Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (năm 2001) có trách nhiệm đăng ký với Sở Tài nguyên và Môi trường về việc phát sinh chất thải nguy hại, được gọi là đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

          Cơ sở, doanh nghiệp cần hợp đồng với các cá nhân hoặc tổ chức có chức năng để thu gom vn chuyn và x lý cht thi nguy hi phát sinh trong suốt quá trình hoạt động và sản xuất. Các đơn vị này cần được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp và đảm bảo các điều kiện xử lý CTNH.

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

3. Các phương pháp xử lý CTNH phổ biến

     Một số phương pháp xử lý chất thải nguy hại thông dụng trong quản lý chất thải nguy hại hiệu quả như sau:

3.1. Phương pháp tận thu/tái chế (TC) hoặc tái sử dụng (TSD) chất thải nguy hại

     Phương pháp này thường được sử dụng để tận dụng tối đa các thành phần có thể tái sử dụng, tái chế trong các loại CTNH như: bao bì cứng thải, chất thải điện tử, bóng đèn huỳnh quang, thủy tinh, pin thải, túi khí, các loại dầu thải …

3.2. Phương pháp thiêu đốt CTNH (TĐ) 

     Sử dụng các lò đốt rác nhiệt độ cao, tiến hành theo từng mẻ, thực hiện các phản ứng oxy hóa và phân hủy nhằm phá vỡ cấu trúc chất thải nguy hại và các chất độc hại sẽ được phân hủy hoàn toàn trong lò đốt. Các lò đốt được sử dụng thường là lò đốt dạng quay, lò đốt dạng lỏng, lò đốt tầng sôi, lò hơi, lò đốt bằng xi măng, …

     Sản phẩm sau khi đốt có thể ở các dạng lỏng, khí, rắn (tro hoặc xỉ) và quá trình này phát sinh ra một lượng nhiệt tương đối lớn. Lượng nhiệt này có thể được tận dụng để sấy khô các loại chất thải và bùn thải nguy hại nhằm hạn chế việc phát thải nhiệt ra ngoài môi trường cũng như tiết kiệm nhiên liệu cho quá trình xử lý.

     Cặn tro được sinh ra từ quá trình đốt chất thải nguy hại sẽ được hóa rắn trước khi được chôn lấp an toàn. Lượng khí thải phát sinh từ quá trình đốt sẽ được xử lý trước khi thải ra môi trường.

3.3. Phương pháp hóa lý

     Phương pháp hóa lý là tên gọi chung chỉ các phương pháp thường được sử dụng để xử lý nước thải, bùn thải nguy hại hoặc dung môi thải, dầu nhớt thải,… 

     Phương pháp trung hòa (TH) được dùng để làm thay đổi tính chất và thành phần của chất thải nguy hại. Ví dụ: dầu thải chứa axit thường được trung hòa axit trước khi phối trộn đưa vào lò đốt.

     Phương pháp phân tách/chiết lọc/kết tủa (PT) được dùng để tách pha rắn, lỏng hoặc khí để xử lý CTNH thành các hợp chất không nguy hại hoặc ít nguy hại hơn. Ví dụ: dung môi thải thường được chưng cất để thu hồi dung môi tại hệ thống tái chế dung môi, phần cặn sẽ được tiêu hủy trong lò đốt; nước thải lẫn dầu hoặc có các thành phần nguy hại được tách dầu trước.

3.4. Phương pháp sinh học (SH)

     Phương pháp này sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong chất thải nguy hại ở điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Phương pháp này thường được dùng để xử lý đất bị ô nhiễm hoặc bùn thải nguy hại.

     Quá trình phân hủy hiếu khí sản sinh ra lượng lớn khí CO2 và H2O, còn đối với quá trình xử lý kỵ khí thì sản phẩm bao gồm CH4 chiếm phần lớn, ngoài ra còn có CO2, H2O, NH3, N2, H2S.

3.5. Phương pháp hóa rắn cht thi nguy hại (HR)

     Phương pháp này giúp tăng tính chất vật lý của chất thải nguy hại, hạn chế sự phân tán vào môi trường và giảm nồng độ các chất độc có trong chất thải.

     Chất thải nguy hại được nghiền tới kích thước thích hợp, sau đó đưa vào máy phối trộn khô theo từng mẻ với các chất phụ gia như xi măng, cát, polymer,… sau đó thêm nước để khuấy trộn các thành phần tạo ra một hỗn hợp đồng nhất.

     Hỗn hợp được cho vào các khuôn và sau khoảng thời gian nhất định, quá trình đóng rắn diễn ra làm cho các thành phần ô nhiễm hoàn toàn bị cô lập. Khối rắn này sẽ được kiểm tra cường độ chịu nén, khả năng rò rỉ và lưu giữ, sau đó được đem đi chôn lấp.

3.6. Phương pháp sơ chế chất thải nguy hại

     Phương pháp này thuộc giai đoạn tiền xử lý chat thai nguy hai, bao gồm các công đoạn phối trộn, tẩy rửa, súc rửa,… các loại CTNH trước khi chuyển đến công đoạn xử lý tiếp theo.

3.7. Phương pháp xử lý nước thải (XLNT)

     Phương pháp này sử dụng hệ thống xử lý nước thải để xử lý các dung dịch, hóa chất có thành phần nguy hại, bao gồm:

       – Các loại hóa chất, dung dịch thải có chứa thành phần nguy hại bazơ thải, NaOH, amoni hydroxit, KOH và bã thải chứng chúng, dịch cát thải từ quá trình chiết tách,…;

       – Nước thải chưa xử lý, nước thải có chứa các thành phần nguy hại (TPNH) từ quá trình xử lý nước thải, nước la canh (nước dằn tàu), nước thải lẫn dầu hoặc có các TPNH, nước thải có các TPNH, các dung dịch và axit thải;

       – Nước từ quá trình súc rửa, tẩy rửa các bao bì cứng thải, thùng chứa CTNH, xe vận chuyển CTNH,…

3.8. Phương pháp chôn lấp (C)

      Cặn, tro xỉ, chất thải nguy hại đã hóa rắn, thiêu đốt,… được đưa đi chôn lấp có kiểm soát tại các bão chôn lấp hoặc hầm chôn lấp.

     Ngoài các phương pháp được liệt kê trên, quá trình xử lý chất thải nguy hại còn sử dụng các phương pháp khác như oxy hóa, cô lập/đóng kén,… tùy thuộc vào đơn vị xử lý CTNH.

     Tùy thuộc thành phần, tính chất của CTNH mà quá trình xử lý có thể áp dụng từng phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp xử lý với nhau. Sau khi Doanh nghiệp bàn giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý, sẽ nhận được chứng từ xử lý chất thải nguy hại theo quy định.

     Quản lý chất thải nguy hại hiệu quả cần phối hợp giữa công tác thu gom, phân loại chất thải và chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý. Quý khách hàng có thể liên hệ 033 505 4727 để được tư vấn cụ thể hơn.

Chúng tôi luôn sẵn sàng đem đến dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng!

1 đánh giá cho QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI HIỆU QUẢ

  1. Việt Triều

    Chào cty, bên mình đang có một số bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau, thùng nhựa dính sơn,… khoảng 200 kg cần thu gom, bên mình có cung cấp dịch vụ thu gom chất thải nguy hại không? Vui lòng gửi hồ sơ năng lực qua mail: viettrieu.phan@gmail.com.
    Cảm ơn cty

    • Lê Hải

      Chào anh Triều, bên em có đơn vị liên kết đầy đủ chức năng để thu gom lượng chất thải nguy hại bên mình. Em đã gửi hồ sơ năng lực bên em và một số thông tin cần cung cấp qua mail, anh vui lòng kiểm tra mail giúp em nhé.
      Cảm ơn anh Triều đã quan tâm đến dịch vụ của FME.

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

Hotline: 033 505 4727
FB Messenger
Chat Facebook
Gọi điện ngay